Vabe - Chẩn đoán và chữa trị chuyên nghiệp các vấn đề rủi ro của Thuế và Kế toán trong Doanh nghiệp

Địa chỉ: Phòng 801,Chung cư N04, Ngõ 49, Trần Đăng Ninh, Quận Cầu giấy , TP. Hà Nội

Hotline: 0988360460

Email: hungx361@gmail.com

Dịch vụ quyết toán thuế chuyên nghiệp

Theo thống kê của hiệp hội DN làm dịch vụ kế toán: khoảng 85% các kế toán thường tự xin nghỉ việc trước hoặc sau khi quyết toán thuế trong các doanh nghiệp.

Tại sao vậy, KẾ TOÁN luôn lo sợ khi có quyết toán thuế, kế toán đã làm rất tốt công tác kế toán, hạch toán chi phí nhưng vẫn bị loại và bị truy thu thuế dẫn đến xung đột lợi ích của chủ doanh nghiệp.

Bằng kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng Kế toán chưa biết cách thể hiện, chưa tư vấn được cho giám đốc "Những rủi ro về THUẾ", không liệt kê và báo cáo với giám đốc các khoản chi phí không chắc chắn, định mức , giá thành khoản chi phí có căn cứ pháp lý yếu như chi phí tiền lương, tiếp khách.... để nếu có phải nộp thuế trong khoảng dự báo trước để giám đốc không bị SỐC khi quyết toán thuế. Vấn đề mỗi đoàn thanh tra có cách làm việc riêng, quan điểm thu thuế của đoàn thanh tra khác nhau. và có thể kế toán chưa một lần quyết toán thuế…

Trước khi xem xét, phân tích và quyết định có lựa chọn dịch vụ hỗ trợ quyết toán thuế hay không, Vabe tham khảo trên một số trang diễn đàn, lưu lại một số “bài học cay đắng” theo cách đặt tên bài của trang mạng, xin gửi Quý DN xem

Một chủ doanh nghiệp có Nickname tramchau2000 than thở trên một diễn đàn “Mình vẫn không nghĩ rằng có ngày kế toán của mình lại đối xử với mình như thế. Từ trước tới nay vẫn tin tưởng vào cô ta vì thật ra doanh nghiệp mình bé tí tẹo, mình thì chả biết gì về kế toán, sổ sách, rồi tài khoản nọ tài khoản kia. Mọi việc giao cho cô ta hết, đến đưa tờ khai, báo cáo tài chính là ký, đóng dấu mà không hiểu. Hóa đơn, chứng từ thì cô ta giữ đến lúc doanh nghiệp mình sắp quyết toán vì gần 5 năm rồi thì cô ta xin nghỉ, giao lại cho mình đống hóa đơn chứng từ mà mình có thời gian đâu để kiểm tra. Đến giờ có thời gian kiểm tra thì toàn bộ hóa đơn liên 3 từ năm 2012 đến 2015 mất hết, hóa đơn đầu vào cũng mất một ít, sổ sách chẳng có gì mà cô ta lại trốn không gặp mình nữa chứ. Mình lại phải thuê người làm lại từ đầu, đau đầu về vụ hóa đơn mất không biết xử lý thế nào”.
Nickname MeMinhHanh cũng giãi bày: “Năm trước, chỗ thằng em mình thuê một cô kế toán về làm kế toán bán thời gian (bao gồm các công việc về kế toán, báo cáo thuế hàng tháng và kiêm luôn báo cáo tài chính cuối năm). Lương hàng tháng 2 triệu nhận đủ, báo cáo cuối tháng làm đủ, nhưng cuối cùng khâu báo cáo tài chính thì bạn ấy biến mất hút, báo hại mình phải lọ mọ suốt mấy ngày để tìm chứng từ đối chiếu, kiểm tra lại. Cái đơn giản nhất là lập hệ thống sổ kế toán mà bạn ấy còn chẳng làm được. Hàng tháng mà bạn ấy cứ chỉ mỗi việc kê khai hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra theo phần mềm HTKKT thì người không có nghiệp vụ cũng làm được”.

Ông Nguyền Văn Vinh, giám đốc một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông ở thành phố Thanh Hóa còn nhớ mãi: Ngày mới thành lập công ty, ông giao toàn bộ công việc kế toán cho em gái của một người bạn thân vì nghĩ rằng đây là chỗ đáng tin cậy, lại được học hành đến nới đến chốn. Sau 2 năm, cô này xin nghỉ. Công ty thuê một kế toán bán thời gian khác do một người bạn trong ngành giới thiệu. Sau 5 tháng không thể điều hành nổi cô kế toán này, ông Vinh đã quyết định từ bỏ hình thức thuê bán thời gian và tuyển dụng được một kế toán rất lành nghề vào làm việc toàn thời gian. Sau khi kiểm tra lại toàn bộ hệ thống kế toán, ông giật mình nhận thấy hệ thống kế toán từ năm 2009 đến nay của công ty bị hạch toán lung tung, mất chứng từ và có nhiều lỗi khá nghiêm trọng.

Những trường hợp như đã nêu trên xảy ra rất phổ biến. Nguyên nhân trước hết thuộc về người chủ các doanh nghiệp đã không có kiến thức nhất định để có thể kiểm tra, giám sát việc làm của kế toán. Cũng vì không có kiến thức nên họ cũng chưa có khả năng sàng lọc, tuyển dụng được người kế toán có chuyên môn thực sự hoặc tuyển được người có chuyên môn nhưng lại không có đạo đức nghề nghiệp.

Trên đây là Vabe ví dụ lấy thông tin trên mạng, còn thực tế hoạt động dịch vụ qua 20 năm, với vô vàn bài học rút ra giúp cho DN biết, có thể cơ bản nói rằng:

+ 100% các DN đều bị truy thu thuế thêm, phạt thuế thêm ( so với sổ sách kế toán đã làm) khi quyết toán thuế, và con số truy thu này cũng lớn hơn rất nhiều số dự đoán của kế toán, của Ban lãnh đạo Công ty. Điều đó làm cho Ban lãnh đạo Công ty cảm thấy bất ngờ, bức xúc và khó hiểu rất nhiều, đều tâm trạng nói rằng: kế toán nói yên tâm thì cũng tự tin lắm, ngờ đâu lại thế này… Điều này thực sự làm ảnh hưởng đến thiệt hại kinh tế, sự nghi kỵ đối với kế toán, nội bộ bất hoà…và nếu là kế toán là người nhà nữa thì càng rắc rối trong mối quan hệ.

+ 100% kế toán nói sẽ chịu trách nhiệm, thì đương nhiên họ cũng rất nhiệt tình tham gia bảo vệ số liệu trước cơ quan thuế khi quyết toán cho DN. Nhưng toàn bộ số tiền bị truy thu thuế thêm, phạt thuế thêm ( ít thì nhiều chục triệu, nhiều thì vài trăm triệu, hàng tỷ) do lỗi sai của hoá đơn một phần, cơ bản là sai sổ sách kế toán thì nhiều, thì ông chủ DN vẫn đều phải bỏ tiền nộp đủ cho Ngân sách nhà nước, mà kế toán chẳng bỏ ra đồng nào nộp thay cho ông chủ.

+ Đơn vị chúng tôi nhận thấy, hiện tại trong mối quan hệ làm ăn nói chung, trong mối quan hệ ông chủ và nhân viên nói riêng. Các DN đều có niềm tin một cách thái quá, tin một cách duy lý, tất cả khi giao việc rồi đều giao tất cả an toàn về tiền bạc, kinh tế vào những nhân viên của mình, phó thác cho sự may rủi, không có sự kiểm tra chéo lại. Đến lúc hậu quả sảy ra rồi thì tiếc nuối không kịp. Thực ra đây là một phương pháp quản lý dựa trên yếu tố kinh doanh gia đình thì phù hợp, kinh doanh ra thương trường với quy luật cạnh tranh hiện đại thì không phù hợp chút nào. Đơn vị chúng tôi phân tích yếu tố này với ý nghĩa tư vấn rằng: dùng người thì vẫn tin, nhưng đừng phó thác, phải có phương pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho bản thân, DN mình bằng các công cụ, dịch vụ hỗ trợ, kiểm soát khác. Có như vậy mới luôn tự chủ trong công việc, cũng giúp nhân viên của mình đang thuê mướn trưởng thành, tự tin hơn khi gắn bó vói DN.

 

Vậy nên Vabe xin có 02 nhận xét cốt lõi vấn đề (dựa trên kinh nghiệm đúc kết thực tế kết hợp dẫn chứng nêu trên)

Nhận xét 1: Kế toán thường hay thay đổi, có các công ty hầu như thay đổi kế toán hàng năm, hoặc kế toán rời bỏ công ty họ hàng năm. Ít khi một kế toán trụ vững cho đến kỳ quyết toán thuế. Đây là vấn đề tế nhị, tuy nhiên, các kế toán vào làm trong thời kỳ này hay lãnh đủ bởi thường là việc bàn giao trong 1 hay 2 ngày chẳng thể nào chuyển tải cho hết những vấn đề ( dù đã được giải quyết) trong những năm trước khi quyết toán của kế toán trước. Mà chỉ tiếp nối làm tiếp mà thôi, vì vậy khi quyết toán thuế, cùng lắm, kế toán chỉ hiểu và biết phần mình đã làm, còn phần kế toán trước thì rất lúng túng hoặc chịu, vì vậy cán bộ thuế muốn xử lý sai thế nào thì tùy quyết định theo luật.

Nhận xét 2: Bởi sự lầm tưởng của cả chủ DN và người làm công tác kế toán

Thứ nhất: sự lầm tưởng của chủ doanh nghiệp thì quá tin tưởng tuyệt đối vào kế toán, có nghĩ đâu rằng họ cũng chỉ là một kế toán đơn thuần với một số ít năm kinh nghiệm, chứ chưa phải là một chuyên gia, chưa phải là một ê kíp tư vấn, chưa thể xử lý triệt để được hết các tình huống kế toán phát sinh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp cứ nói kế toán làm sai họ tự chịu trách nhiệm, thử hỏi có mấy chủ doanh nghiệp nào bị cơ quan thuế phạt vì kế toán làm sai, có đòi kế toán đền bù lại được không. Mặt khác cứ tự nghĩ doanh nghiệp mình đơn giản, nên chẳng lo, nhưng đâu có nghĩ lỗi sai của kế toán đâu có phụ thuộc doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn.

Thứ hai: sự lầm tưởng của người làm công tác kế toán tại doanh nghiệp. Họ thường nghĩ mình làm tại doanh nghiệp, hiểu biết thực tế, nên chẳng bao giờ làm sai. Nhưng tại sao 100 các doanh nghiệp quyết toán, thì đều bị phạt cả 100, số tiền phạt không ít thì nhiều. Số liệu kế toán làm mà. Đó là sự lầm tưởng, tự tin thái quá vào năng lực cá nhân của kế toán. Bởi họ đâu phải là chuyên gia, hàng ngày cập nhập thường xuyên chính sách thuế, hàng ngày cọ sát với hàng trăm tình huống khó phát sinh phải xử lý khi quyết toán thuế tại các loại hình doanh nghiệp như các chuyên gia tư vấn.

 

Từ những phân tích nêu trên, Quý khách hàng có đồng ý với chúng tôi rằng rất cần thiết phải có một dịch vụ hỗ trợ quyết toán thuế, thực hiện những công việc chuẩn bị cơ bản trước quyết toán để sổ sách kế toán an toàn hơn. Công việc hỗ trợ này của đơn vị chúng tôi giúp Quý doanh nghiệp rất linh hoạt tùy theo nhu cầu

(1) Có thể chỉ đơn thuần giúp Doanh nghiệp việc kiểm tra sổ sách kế toán của tất cả các năm chưa quyết toán ( đây chính là gói dịch vụ chẩn đoán sức khoẻ kế toán), để ra một báo cáo chính xác liệt kê tất cả các sai sót, rủi ro của kế toán, sơ bộ ra con số thiệt hại để Doanh nghiệp tự có hướng khắc phục, chuẩn bị chủ động trước kỳ quyết toán.

(2) Hoặc nhận trọn gói công việc hỗ trợ quyết toán thuế: từ việc sửa chữa, hoàn thiện lại toàn bộ sổ sách kế toán của các năm chưa quyết toán. Đóng vai trò là phòng kế toán của doanh nghiệp khi tiếp đoàn cán bộ quyết toán của chi cục thuế sở tại. Chịu trách nhiệm về số liệu đã làm.

 

(*) GÓI DỊCH VỤ HỖ TRỢ QUYẾT TOÁN THUẾ 1: KIỂM TRA SỔ SÁCH KẾ TOÁN

Gói dịch vụ này áp dụng cho những khách hàng với phần kế toán của doanh nghiệp mình đã nhiều năm hoạt động chưa quyết toán thuế, hoặc sắp quyết toán thuế. Muốn chủ động và tin tưởng nhất về công việc chuẩn bị quyết toán, trước kỳ quyết toán thuế của Doanh nghiệp mình. Sẽ có nhiều khách hàng tự hỏi, tại sao phải cần đến công việc hỗ trợ này ? Vì vậy xin Quý Khách hàng hãy cùng chúng tôi phân tích ký các yếu tố dẫn tới sự thuyết phục được Quý khách hàng sau khi xem xong cùng kết luận với chúng tôi rằng, đây là công việc thực sự cần.

Qua kinh nghiệm làm việc lâu năm tại khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Vabe nhận thấy:

(1) Tình trạng chung của chứng từ sổ sách tại các Doanh nghiệp.

Chứng từ lộn xộn, bị thất lạc: Do kế toán viên cẩu thả không biết cách lưu giữ chứng từ hợp lý, thiếu chứng từ kế toán, mất mát chứng từ gốc và chỉ khi cơ quan thuế kiểm tra mới phát hiện ra.
Không có sổ sách hoặc có nhưng không đúng theo quy chuẩn để phục vụ cho việc quyết toán thuế: Khi thực hiện công việc kế toán thuế, nhân viên kế toán tại các Doanh nghiệp thường có cách làm thô sơ, tự ước lượng cộng trừ trên các chứng từ mà không lập bất kỳ một loại sổ sách nào theo đúng quy định. Hoặc có sổ sách nhưng do sự chủ quan nên có thể thiếu và không khớp so với báo cáo đã nộp.

Nhân viên lập báo cáo tài chính theo kiểu làm vo,làm áng chừng: Báo cáo tài chính không được lập từ các sổ sách như quy định, mà làm tắt bằng cách cộng trừ ước lượng nên số liệu phản ánh trên báo cáo tài chính thường bị sai lệch, không phản ánh chính xác phát sinh như thực tế chứng từ của Doanh nghiệp hiện có.

(2) Kỹ năng, kinh nghiệm xử lý dữ liệu kế toán còn non yếu

Nhân viên hạch toán không phân biệt được các chứng từ hợp lệ: Do không nắm chắc được luật kế toán thuế nên nhân viên kế toán không biết phân loại chứng từ hợp lệ và không hợp lệ, kê khai bất kỳ hoá đơn chứng từ nào mà Doanh nghiệp có, xảy ra tình trạng Doanh nghiệp không cân đối được thực tế thuế GTGT phải nộp và khi quyết toán thuế bị truy thu là điều khó tránh khỏi. Nhân viên không sàng lọc được các chi phí hợp lý, hạch toán thiếu, sai: Từ việc không phân loại được chứng từ hợp lệ, không hiểu thế nào là chi phí hợp lý trong tính thuế TNDN dẫn đến việc xử lý sai và Doanh nghiệp phải hứng chịu những thiệt hại khi bị truy thu thuế.

Từ đó rất dễ nhận thấy rằng thiệt hại cho doanh nghiệp là không nhỏ nếu thiếu việc kiểm tra lại hệ thống sổ sách kế toán này cho Quý DN trước quyết toán thuế.
Từ những phân tích nêu trên, Vabe muốn nói với Quý Doanh nghiệp rằng công việc kiểm tra sổ sách trước quyết toán thuế là một việc rất quan trọng và cần thiết.

Nội dung công việc này được trình bày như sau: Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra toàn bộ hệ thống sổ sách của doanh nghiệp từ tất cả các năm chưa quyết toán để phục vụ cho việc chuẩn bị quyết toán thuế của Doanh nghiệp ( đóng vai trò như một tổ quyết toán thuế thực tế cho doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại). Kết quả của việc thanh tra - kiểm tra sổ sách này sẽ cho ra một báo cáo kết quả thực tế của hệ thống kế toán doanh nghiệp trước kỳ quyết toán thuế ( kết quả đúng và sai ). Bao gồm:Quyết toán thuế GTGT, Quyết toán thuế TNCN, Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp Căn cứ vào mỗi lỗi, phần sai của sổ sách kế toán doanh nghiệp đã làm. Cán bộ nghiệp vụ sẽ căn cứ vào luật kế toán, thông tư, nghị định thuế quy định mức phạt vi phạm sai chế độ kế toán, dẫn chứng và chỉ rõ cho DN biết sự vi phạm và mức độ phạt thế nào. Kết thúc công việc này là kết quả kiểm tra sổ sách kế toán trong các năm hoạt động chưa quyết toán thuế của DN. Để DN có định hướng tự sửa sai hay thuê đơn vị kiểm toán, kế toán hoàn thiện lại toàn bộ hệ thống sổ sách kế toán để phục vụ cho đợt quyết toán thuế đạt hiệu quả.

Đơn vị chúng tôi không đồng ý với bất cứ quan điểm của cá nhân hay đơn vị dịch vụ nào cứ khăng khăng tự khẳng định rằng mình làm thì tự chịu trách nhiệm. Đương nhiên, cá nhân hay đơn vị đó làm thì phải tự chịu trách nhiệm quyết toán thuế cho DN mình làm là đương nhiên, nhưng nếu sai sót không được phát hiện trước khi quyết toán thuế ( do lỗi sai của nhân viên mà chủ DN làm dịch vụ kế toán đó không biết). Thì toàn bộ vấn đề bị xử lý truy thu thuế do sai sót đó, liệu đơn vị làm dịch vụ kế toán đó có chịu trách nhiệm hay không, hay cuối cùng DN khách hàng vẫn chịu trách nhiệm.

Do vậy, hơn hết, Quý Doanh nghiệp cứ phải chủ động lo cho bản thân mình đã. Phương pháp tự lo cho bản thân mình như đã nêu trên, nhờ một đơn vị khác, cá nhân khác kiểm tra chéo lại sổ sách kế toán mà cá nhân, đơn vị dịch vụ mình đang thuê làm. Có như vậy mới biết DN mình đang ở đâu, sự nguy hiểm thế nào, để chuẩn bị đề phòng trước.

 

(**) GÓI DỊCH VỤ HỖ TRỢ QUYẾT TOÁN THUẾ 2: HOÀN THIỆN LẠI SỔ SÁCH KẾ TOÁN VÀ TRỰC TIẾP QUYẾT TOÁN THUẾ CHO DOANH NGHIỆP

Khi Quý Doanh nghiệp đã thực hiện gói dịch vụ hỗ trợ quyết toán thuế 1, đã biết bệnh tình của DN mình vấn đề kế toán quá rủi ro nguy hiểm, Quý Doanh nghiệp có nhu cầu cần khắc phục sửa chữa điều chỉnh lại sổ sách kế toán lại ngay và yêu cầu Vabe trực tiếp tham gia quyết toán thuế cho Quý DN.

Vabe xin trình bày các bước của gói dịch vụ này như sau:

Bước 1: Hoàn thiện lại sổ sách kế toán các năm

Công đoạn 1: Phân loại, kiểm tra chứng từ gốc đảm bảo tính hợp lệ theo quy định thuế

Kiểm tra lại chứng từ gốc so với tờ khai thuế GTGT hàng tháng để phát hiện thiếu sót và điều chỉnh. Phát hiện các chứng từ bất hợp lý, không phục vụ sản xuất kinh doanh. Điều chỉnh, bổ sung các chứng từ kế toán chặt chẽ với chứng từ gốc.

Xử lý các tình huống tồn đọng của chứng từ: như mất chứng từ, chứng từ không hợp lệ....

Bổ sung các văn bản, chứng từ khác tăng tính chặt chẽ và hợp lệ cho chứng từ gốc, đồng thời lập các văn bản thủ tục hành chính để đảm bảo tính hợp lệ của chứng từ gốc.

Công đoạn 2: Kiểm tra tính hợp lý trong hạch toán kế toán:

Dựa vào sổ sách đã có của Doanh nghiệp để kiểm tra xem kế toán đã hạch toán đúng theo quy định của Bộ tài chính ban hành hay chưa. Thực hiện điều chỉnh lại hạch toán nếu phát hiện sai sót.

Công đoạn 3: Thẩm định lại các vấn đề liên quan đến thuế TNDN.

Doanh thu chịu thuế: Kiểm tra các hoá đơn đầu ra để biết doanh thu chịu thuế đã vào đủ và đúng chưa, liệu có thiếu sót gì để bị cho là trốn thuế hay không và bổ sung kịp thời cho Doanh nghiệp. Chi phí tính thuế TNDN: Kiểm tra tính hợp lệ của các hoá đơn chi phí mua vào, chi phí lương, chi phí khác.... đã đúng theo quy định của luật thuế chưa và điều chỉnh. Giá vốn hàng bán: Kiểm tra hàng hoá nhập, xuất đúng chủng loại chưa, giá thành có đúng theo từng chủng loại đó không để điều chỉnh nếu sai sót. Rà soát kiểm tra hồ sơ thuế TNCN: tờ khai thuế TNCN theo tháng, quý, năm phát hiện ra sai sót và điểu chỉnh

Công đoạn 4: Thẩm định vấn đề liên quan đến thuế GTGT:

Rà soát, kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT: Kiểm tra phát hiện từ chứng từ kê khai trên tờ khai thuế, hướng dẫn điều chỉnh tờ khai nếu phát hiện sai sót.

Công đoạn 5: Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán.

Trường hợp Doanh nghiệp đã có sổ sách và khi kiểm tra phát hiện sai sót ít: sẽ bổ sung các sổ thiếu và điều chỉnh các sổ bị sai theo quy định. Trường hợp vì lý do nào đó Doanh nghiệp bị thất lạc hoặc không có sổ sách: sẽ lập lại toàn bộ sổ sách kế toán theo Báo cáo tài chính Doanh nghiệp đã nộp. In các loại sổ kế toán, báo cáo tài chính, các loại bảng biểu kế toán theo yêu cầu. Ghép chứng từ thu, chi, nhập, xuất....Bàn giao toàn bộ kết quả cho doanh nghiệp, tư vấn cho DN điểu chỉnh sai sót kế toán vào năm hiện tại hay nộp lại báo cáo tài chính thay thế.

Công tác sắp xếp chứng từ gốc: Sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng, Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo phiếu thu, phiếu chi, phiếu kế toán,…có đầy đủ chữ ký theo chức danh. Kẹp riêng chứng từ của từng tháng, mỗi tháng một tập có bìa đầy đủ. Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế. Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT, XNK, Môn Bài, TTDB,…Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm. Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký). Sắp xếp các hợp đồng kinh tế, sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/ đầu ra. Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có. Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương. Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương. Hồ sơ pháp lý: Chuẩn bị đầy đủ cả gốc và photo công chứng (xác thực), các công văn đến/đi liên quan đến cơ quan thuế.

Bước 2: Thực hiện công việc quyết toán thuế với chi cục thuế

Công đoạn 1: Công tác chuẩn bị tình huống giải trình

Kinh nghiệm cho thấy chuẩn bị về mặt số lượng chứng từ sổ sách, hồ sơ đầy đủ cũng chỉ đảm bảo 60% yêu cầu mà thôi, còn lại công tác giải trình, bảo vệ số liệu quan trọng đến mức chiếm 40% công việc còn lại của quyết toán thuế.

Đơn vị chúng tôi sẽ liệt kê tất cả các tình huống kế toán ước lượng sẽ phát sinh theo kinh nghiệm quyết toán thuế, mà dự đoán chắc chắn sẽ được cán bộ thuế hỏi đến khi quyết toán. Để mỗi nguyên nhân này, sẽ tham khảo thực tế từ doanh nghiệp, tìm sự giải thích hợp lý nhất xuất phát từ khách quan và chủ quan của thực tế phát sinh, chứng minh cho cán bộ thuế hiểu và chấp nhận hợp lệ.

Công đoạn 2: Thực hiện công việc quyết toán với cơ quan thuế

Công đoạn 3: Tổng kết công việc hỗ trợ quyết toán với Doanh nghiệp, ký các hợp đồng dịch vụ thuế khác ( khi hai bên có nhu cầu tiếp theo).

Dịch vụ này dịch vụ chính và cốt lõi của Vabe, làm lên thương hiệu mạnh trong hiệp hội các DN làm dịch vụ kế toán. Nên Vabe xin cam kết chắc chắn với Quý Doanh nghiệp rằng sẽ không làm Quý Doanh nghiệp thất vọng, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và thương hiệu Vabe

Trước khi kết thúc phần giới thiệu về gói dịch vụ chính này của Vabe, Vabe xin gửi tới Quý Doanh nghiệp, khách hàng một vài hình ảnh mô tả việc quyết toán thuế, tuy rất hài hước nhưng cũng rất đúng thực tế.

-----------------------------***-----

 

“ Vabe mong muốn là nhà Quản gia chuyên nghiệp và thân tín về Thuế và Kế toán

Giúp Quý doanh nghiệp khách hàng thảnh thơi, yên tâm hơn, để tận hưởng cuộc sống viên mãn “

TGĐ Công ty TNHH Kế toán Vabe

Nguyễn Quang Hưng